Giai đoạn xổ nhụy là thời điểm cực kỳ nhạy cảm, quyết định trực tiếp đến tỷ lệ thụ phấn và đậu trái cuối vụ. Để đạt năng suất – chất lượng tối ưu, bà con cần đồng bộ các yếu tố kỹ thuật: quản lý nước tưới, kỹ thuật tỉa bông, thụ phấn, phòng trừ sâu bệnh và cung cấp dinh dưỡng hợp lý.
1. Quản lý nước tưới
Thời gian cây xổ nhụy thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, nếu không cung cấp nước trong suốt thời gian dài như vậy, đặc biệt là mùa nắng nóng có thể làm thiếu nước, suy cây và rụng bông. Vì vậy cần:
- Giữ ẩm bề mặt: Tưới phun sương hoặc nhẹ, khoảng 30 % so với lượng nước thông thường; tránh tưới ướt đẫm để không gây sốc nước khi cây xổ nhụy
- Thời điểm tưới lý tưởng: Buổi sáng sớm hoặc chiều mát; tuyệt đối tránh tưới trưa để không sốc nhiệt
- Điều chỉnh theo thời tiết: Với mưa kéo dài, giảm tưới; nếu đất khô, có thể tưới sương để ổn định độ ẩm
2. Kỹ thuật tỉa bông
Giai đoạn ra bông, sầu riêng thường mang nhiều chùm bông, trong đó có cả bông yếu, mọc sai vị trí hoặc dễ nhiễm bệnh. Nếu không tỉa bông kịp thời, cây sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dễ rụng bông sinh lý và đậu trái kém. Vì vậy, bà con cần thực hiện tỉa bông làm 2 đợt chính.
- Lần tỉa thứ nhất – Khi bông được khoảng 20 ngày tuổi:
Bông sầu riêng khoảng 20 ngày tuổi
– Bông đạt kích thước bằng đầu ngón tay (khoảng 2–3 cm), phân hóa rõ hoa đực và hoa cái.
– Mục đích: Tuyển chọn và giữ lại những chùm bông khỏe – loại bỏ phần còn lại để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
– Cách làm:
-
- Loại bỏ những chùm bông yếu, chùm mọc ngược, hoặc không có tán lá che phủ bên trên (dễ bị nắng, mưa làm thối hoa).
- Cắt bỏ các chùm sát gốc, chùm sát đất, hoặc bám ở vị trí cành nhỏ, yếu, dễ gãy.
- Loại bỏ chùm có dấu hiệu sâu bệnh (khô đầu bông, bị bọ trĩ, rệp sáp tấn công).
- Lần tỉa thứ hai – Khi bông được khoảng 40 ngày tuổi:
Bông sầu riêng khoảng 40 ngày
– Bông chuyển sang giai đoạn nứt đít, có thể thấy được những hoa cái lớn hơn, đầu nhụy bắt đầu bung nhẹ.
– Mục đích: Giảm số lượng hoa trên mỗi chùm để cây tập trung dưỡng chất nuôi bông khỏe mạnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đậu trái và tránh gãy cành khi trái lớn.
– Cách làm:
-
- Chỉ giữ lại khoảng 8–10 bông khỏe/chùm, ưu tiên hoa ở giữa chùm, phát triển đều, nhụy rõ.
- Những hoa quá nhỏ, nằm lệch, nhụy dị dạng hoặc phát triển chậm hơn so với các bông khác nên được loại bỏ.
- Ưu tiên giữ các chùm ở vị trí thân/cành to khỏe, có đủ tán lá bảo vệ, tránh nắng gắt và mưa trực tiếp.
- Chỉ giữ lại khoảng 8–10 bông khỏe/chùm, ưu tiên hoa ở giữa chùm, phát triển đều, nhụy rõ.
3. Kỹ thuật thụ phấn
Bông sầu riêng đang xổ nhụy
Do hoa sầu riêng có nhị và nhụy không chín cùng lúc, khả năng tự thụ phấn thấp, nhất là cây mới cho trái 1–2 vụ đầu. Thụ phấn tay giúp chủ động chọn hoa tốt, dưỡng trái đều và hạn chế rụng sinh lý. Để nâng cao tỷ lệ đậu trái, bà con cần thực hiện thụ phấn bổ sung.
⏰ Thời điểm vàng
Nên thực hiện thụ phấn vào buổi tối, từ 18h đến 22h, khi hoa vừa nở và nhị bắt đầu bung phấn. Mỗi đợt hoa nở rộ kéo dài khoảng 4–5 ngày nên cần thực hiện thụ phấn liên tục mỗi đêm trong giai đoạn này.
🖐️ Cách làm
Dùng một chổi mềm nhẹ nhàng quét phấn từ hoa đã nở và chuyển sang đầu nhụy của các bông khác. Thao tác nên nhẹ tay, quét 1–3 lần để đảm bảo phấn dính đều, tránh làm tổn thương nhụy hoa.
⚠️ Lưu ý kỹ thuật
-
Ưu tiên giao phấn chéo giữa các cây giống khác nhau để tăng tỷ lệ đậu trái và chất lượng.
-
Tránh phun thuốc hóa học vào ban đêm trong thời gian thụ phấn, vì có thể ảnh hưởng đến dơi, ong và côn trùng thụ phấn tự nhiên.
4. Phòng ngừa sâu, bệnh hại
4.1 Quản lý sâu hại
Trong giai đoạn xổ nhụy, sâu hại thường gây ảnh hưởng trực tiếp lên chùm bông – làm khô nhụy, rụng hoa, giảm tỷ lệ thụ phấn và đậu trái. Một số đối tượng phổ biến gồm: sâu ăn bông, bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ…
Để kiểm soát hiệu quả, bà con nên:
- Phun trước xổ nhụy 7–10 ngày, khi thấy chớm nứt bông.
- Ưu tiên chọn thuốc dạng mát, có khả năng lưu dẫn nhẹ, hiệu lực kéo dài, ít gây ảnh hưởng đến hoa.
- Phun vào sáng sớm, thời tiết mát, không phun vào chiều muộn vì có thể làm hỏng nhụy.
Một số hoạt chất khuyến cáo để phòng trừ sâu hại trong giai đoạn này:
- Chlorantraniliprole: hiệu lực mạnh trên sâu ăn bông, bọ trĩ; an toàn cho hoa nếu sử dụng đúng liều lượng.
- Chlorfenapyr: phổ rộng, diệt được cả sâu lẫn nhện đỏ, có thể sử dụng với liều thấp và kỹ thuật phun phù hợp để giảm ảnh hưởng đến bông.
- Emamectin benzoate, Abamectin, Dinotefuran: tác động nhanh, ít gây kháng thuốc, phổ biến trong các chương trình phòng sâu sinh học.
🔶 Sản phẩm tham khảo:
Thuốc trừ sâu Tesla 25SC
👉 Thuốc trừ sâu Tesla 25SC – dạng sữa, kết hợp 2 hoạt chất Chlorantraniliprole + Chlorfenapyr, cơ chế tiếp xúc – vị độc – lưu dẫn, giúp tiêu diệt sâu hại nhanh và hiệu quả kéo dài, phù hợp phun trong giai đoạn xổ nhụy.
Liều lượng: 1 chai Tesla 25SC pha 200 lít nước.
https://vifagroup.com/san-pham/thuoc-tru-sau-tesla-25sc/
Bộ đôi sâu, rầy Lotoshine và Koimire
👉 Bộ đôi sâu rầy Lotoshine 400WP & Koimire 24.5EC: bộ đôi với các hoạt chất như Dinotefuran, Buprofezin và Amabectin có tác động tiếp xúc – vị độc – thấm sâu nhanh, giúp tiêu diệt rầy nâu, rầy xanh, rầy phấn trắng hiệu quả. Hiệu quả sau 15 phút phun, đồng thời ức chế trứng, làm lá bóng, cây khỏe, bông sáng, đẹp.
Liều lượng: 2 gói Lotoshine 400WP + 1 chai Koimire 24.5EC pha với 400 lít nước
Lotoshine 400WP: https://vifagroup.com/san-pham/thuoc-tru-sau-lotoshine-400wp-vifaco/
Koimire 24.5EC: https://vifagroup.com/san-pham/thuoc-tru-sau-koimire-24-5ec-vifaco/
4.2 Quản lý bệnh hại
Trong giai đoạn xổ nhụy, cây sầu riêng rất dễ bị tấn công bởi nhiều loại nấm bệnh, đặc biệt nếu thời tiết ẩm, có mưa hoặc sương đêm nhiều. Các bệnh phổ biến gồm:
- Thán thư: thối bông từ đầu nhụy, thối cuống hoa.
- Nấm phytophthora: gây thối bông, cuống hoa, rụng hàng loạt.
- Đốm lá, loét sọc: ảnh hưởng đến bộ lá và khả năng nuôi dưỡng hoa.
👉 Những bệnh này không chỉ làm giảm tỷ lệ đậu trái mà còn ảnh hưởng đến sức sống hạt phấn, khiến cây rụng bông sớm.
Giải pháp kỹ thuật khuyến nghị:
- Chủ động phun ngừa 7–10 ngày trước xổ nhụy.
- Dùng các loại thuốc có hoạt chất lưu dẫn 2 chiều, phổ rộng, hiệu lực cao nhưng ít gây nóng cây, không ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn.
- Sau mưa cần rửa bông bằng thuốc dạng mát để trung hòa axit có trong nước mưa và ngăn bệnh phát sinh.
Một số hoạt chất khuyến cáo:
- Metalaxyl M: lưu dẫn mạnh, hiệu quả với nấm phytophthora và mốc.
- Mancozeb: phổ rộng, bảo vệ bề mặt tốt, thường kết hợp với hoạt chất lưu dẫn để tăng hiệu quả.
- Ngoài ra có thể dùng: Azoxystrobin, Propineb, Difenoconazole, tùy vào tình trạng vườn.
🔶 Sản phẩm tham khảo:
Thuốc trừ bệnh DN MAN 68WG
👉 DN Man 68WG – chứa hoạt chất Metalaxyl M + Mancozeb, có phổ tác dụng rộng, đặc trị các loại nấm gây thối hoa, xì mủ, thán thư, đốm lá. Sản phẩm có cơ chế lưu dẫn – tiếp xúc kép, vừa ngăn bệnh phát sinh, vừa bảo vệ hoa và cuống khỏe mạnh, giúp tăng khả năng đậu trái.
Liều lượng: 1 gói pha 50 lít nước, hoặc 4 gói pha 2 phuy 400 lít nước.
Khuyến cáo: Phun vào sáng sớm, tránh phun khi cây đang xổ nhụy mạnh hoặc lúc chiều tối để không ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và đậu trái.
https://vifagroup.com/san-pham/thuoc-tru-benh-dn-man-68wg-vifaco/
5. Bổ sung dinh dưỡng và vi lượng
Giai đoạn xổ nhụy là thời điểm then chốt quyết định tỷ lệ đậu trái. Việc quản lý dinh dưỡng và vi lượng trong giai đoạn này cần được điều chỉnh cẩn trọng nhằm đảm bảo cây tập trung nuôi hoa, không xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng với đọt non, đồng thời nâng cao sức sống hạt phấn và hạn chế rụng sinh lý.
Trước xổ nhụy (10–15 ngày):
- Ngưng bón phân gốc ít nhất 10 ngày trước khi cây xổ nhụy để tránh làm đọt phát triển trở lại, gây cạnh tranh dinh dưỡng với hoa.
- Chặn đọt hiệu quả bằng cách sử dụng phân bón lá giàu kali, lân và vi lượng nhằm đồng hóa dinh dưỡng, giúp đọt ngưng phát triển, tạo điều kiện cho hoa phát triển thuận lợi.
- Bổ sung Canxi–Bo từ sớm (ít nhất 2 lần, cách nhau 7 ngày, kết thúc trước xổ nhụy khoảng 5–7 ngày) giúp:
- Củng cố cấu trúc cuống hoa, chống rụng sớm.
- Kéo dài sức sống hạt phấn.
- Tăng tính đồng loạt khi xổ nhụy, giúp quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả hơn.
- Củng cố cấu trúc cuống hoa, chống rụng sớm.
Trong giai đoạn xổ nhụy: Không bổ sung bất kỳ loại phân bón gốc nào, kể cả phân hữu cơ, để tránh làm rối loạn sinh lý cây.
🔶 Sản phẩm tham khảo:
Bộ 3 đậu trái, chống rụng: Rước mắt cua + Canxi Bo + Brassica
Bộ ba đậu trái, chống rụng
- Rước Mắt Cua: Cung cấp vi lượng thiết yếu, hỗ trợ phát triển nhụy và cuống hoa, tăng sức chống chịu trong điều kiện bất lợi.
https://vifagroup.com/san-pham/phan-bon-la-ruoc-mat-cua-vifaco/
- Brassica: Chiết xuất từ thực vật, giúp tăng chuyển hóa dinh dưỡng, kích hoạt hormone sinh trưởng, hỗ trợ nuôi hoa và hình thành trái non.
https://vifagroup.com/san-pham/thuoc-dieu-hoa-sinh-truong-brassica-0-0075sl/
- Canxi–Bo: Bổ sung trung vi lượng cần thiết cho sự phát triển chắc khỏe của cuống và nhụy, kéo dài sức sống hạt phấn và tăng tỷ lệ đậu trái.
https://vifagroup.com/san-pham/phan-bon-la-canxi-bo/
Liều lượng: 1 chai Rước mắt cua + 1 chai Canxi – Bo + 1 chai Brassica pha với 400 lít
6. Kết luận
Giai đoạn xổ nhụy là thời điểm quyết định đến tỷ lệ đậu trái của sầu riêng. Việc đồng bộ các biện pháp từ quản lý nước, tỉa bông, kiểm soát sâu bệnh đến bổ sung vi lượng đúng thời điểm sẽ giúp cây phát triển ổn định, hoa nở đều, hạt phấn khỏe và tăng khả năng thụ phấn.
Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!